Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

Phương pháp tăng tốc độ đọc

Một phần quan trọng??? Tốc độ đọc... @=>----------------------------------@*_*@-------------------------------------<=@

Một cách để bạn có thể tăng hiệu quả học tập vô cùng quan trọng, đó là đọc nhanh hơn và nhanh hơn nữa để nắm bắt được lượng kiến thức lớn nhiều thì thật cần thiết ,mình xin chia sẻ với
các bạn phương pháp này mình tìm kiếm được trên mạng,chúc các bạn thành công hơn trong học tập... :)

 =<H>=

Phương pháp tăng tốc độ đọc


speedreading 
Tất cả chúng ta đều có khả năng đọc nhanh hơn tốc độ mà chúng ta vẫn thường đọc. Tốc độ đọc của chúng ta thay đổi theo từng giai đoạn trong cuộc đời. Khi học cấp 3, tốc độ đọc của chúng ta là khoảng 250 từ mỗi phút (khoảng 1 nửa tờ A4). Khi vào đại học, chúng ta phải đọc nhanh vì sức ép thời gian và lượng tài liệu phải đọc nhiều hơn nên tốc độ đọc của chúng ta cũng tăng lên. Hầu hết sinh viên đại học có tốc độ đọc trung bình là 500 từ mỗi phút (khoảng 1 tờ A4). Sau khi ra trường, chúng ta không còn phải đọc nhanh nữa. Không còn sức ép về thời gian và chúng ta nhận thấy mình lại đọc chậm trở lại với tốc độc 250 từ mỗi phút.
Như vậy chúng ta càng đọc nhiều thì chúng ta sẽ càng có khả năng đọc nhanh hơn. Tốc độ đọc khoảng 700 đến 1000 từ mỗi phút (khoảng 1 trang rưỡi đến 2 trang A4) là trong tầm với của chúng ta. Chìa khóa để cải thiện tốc độ đọc là đọc kiểu quan sát. Tuy nhiên, chúng ta sẽ phải vượt qua một số trở ngại.
Đọc đi đọc lại là trở ngại tốn thời gian nhất. Mọi người thực hiện điều này vì hai lý do. Trước hết chúng ta đọc như thế để hiểu rõ nghĩa của câu mà ta đang đọc. Thứ hai là chúng ta muốn hiểu rõ ý nghĩa của từng từ. Và trong những năm đầu đi học, chúng ta còn được dạy “không đúng cách” là đọc chậm và kỹ, do đó chúng ta dễ dàng có thói quen đọc đi đọc lại.
Việc này không chỉ làm giảm tốc độ đọc của bạn mà còn gây cho bạn những vấn đề về sự tiếp thu thông tin. Ví dụ, bạn đọc được câu này, “Người đàn ông đã nhảy qua khúc gỗ.” Nếu bạn đọc đi đọc lại, kiểu như: “Người đàn ông đã nhảy,”"Người đàn ông…đã nhảy…qua khúc gỗ,”"đã nhảy qua khúc gỗ.” Như thế những gì mà bộ não của bạn xử lí sẽ là,”Người đàn ông đã nhảy,”"người đàn ông đã nhảy,”"đã nhảy qua khúc gỗ.” Bộ não của chúng ta trở nên quen với việc xử lí theo thói xấu của ta,”Được rồi, mình đã hiểu những gì mà anh hề này đang nói,”Người đàn ông đã nhảy qua khúc gỗ.” Nhưng như thế thì bộ não đã tốn rất nhiều thời gian để sắp xếp lại. Và còn gây bối rối nữa. Bạn hãy nghĩ xem sẽ dễ dàng hơn bao nhiêu nếu bạn chỉ đơn giản tiếp nhận câu đó theo một chiều,”Người đàn ông đã nhảy qua khúc gỗ.” Chẳng có gì phải băn khoăn ở đây cả. Sau đó bạn chuyển sang đọc câu tiếp theo. Đọc đi đọc lại là thói quen có hại nhất vì nó làm giảm tốc độ đọc của chúng ta.
Rào cản thứ hai là chúng ta thường tự tạo ra những thói quen xấu cho mình. Những thói quen xấu thể hiện dưới một vài hình thức. Ví dụ, một số người có thói quen vận động khi đọc. Họ gõ bút, rung chân, di chuyển sách, búng ngón tay… khi đọc. Nếu họ ngồi cạnh bạn, có thể họ sẽ khiến bạn tức điên lên. Thậm chí một số người còn mấp máy môi lẩm bẩm khi đọc. Đây là thói quen xấu rất khó bỏ vì chúng ta đã quen với việc vừa đọc vừa nghe lại những từ vừa đọc trong tâm trí.
Rào cản tiếp theo là các điểm dừng. Các điểm dừng là những điểm mà sự quét của mắt phải dừng lại. Chúng ta không thể thấy được khi mắt di chuyển nên chúng ta cần những điểm dừng để có thể thấy được. Vấn đề là hầu hết mọi người dừng lại ở từng từ một. Họ ngừng quét mắt trên từng từ riêng biệt và chính điều này làm giảm tốc độ đọc.
Một nghịch lý của việc đọc chậm là nó thực sự làm giảm sự tập trung cũng như mức độ hiểu và tiếp thu thông tin. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tăng tốc độ đọc cũng đồng nghĩa với việc tăng tốc độ hiểu và tiếp thu thông tin. Việc cần mẫn phân tích từng từ thực ra chỉ làm giảm sự hiểu và tiếp thu thông tin của bạn mà thôi.
Khi chúng ta đọc chậm và kỹ thì giống như kiểu chúng ta đang xem phim và bắt gặp những cảnh quay chậm. Đầu tiên những cảnh quay chậm này trở nên rất thú vị vì bộ phim đã diễn ra ở tốc độ nhanh và bây giờ chúng ta có sự thay đổi tốc độ. Ví dụ, chúng ta có cảnh quay chậm của một người bị bắn ngã xuống đất hay cảnh một đôi trai gái đang chạy dọc cánh đồng để gặp nhau và đầu tiên bộ não nghĩ,”Ồ, điều này thật tuyệt. Có gì đó khác biệt ở đây.” Nhưng chỉ một lúc sau chúng bắt đầu mất kiên nhẫn và chúng ta đã sẵn sàng cho việc người đàn ông bị bắn ngã xuống đất, hay cặp đôi kia cuối cùng cũng gặp được nhau. Chúng ta bắt đầu nghĩ đến những thứ khác. Như vậy chúng ta đã mất sự tập trung vào bộ phim. Bộ não cũng thực hiện điều tương tự khi chúng ta đọc. Bộ não vẫn có được sự kích thích vốn có nhưng khi đến những đoạn mà bạn bắt đầu đọc chậm, bộ não nghĩ “Mình không thích sự chậm chạp này. Mình sẽ bắt đầu nghĩ về một việc khác.” Và bạn bắt đầu mất tập trung vào việc đọc.
Vậy phải làm gì để vượt qua những trở ngại này? Chúng ta sẽ thực hiện những bước sau để tăng tốc độ đọc. Trước hết, chúng ta sẽ tăng tầm quét của mắt. Tầm quét của mắt là số từ mà bạn nhìn được khi nhìn vào một dãy từ. Nói cách khác, nếu mắt tôi quét được 1 từ, tôi sẽ đọc từng từ một. Nếu mắt tôi quét được 2 từ, tôi sẽ đọc nhanh gấp đôi. Nếu mắt tôi quét được 3 từ, tôi sẽ đọc nhanh gấp ba. Cứ như thế, khi càng tăng số từ mà mắt quét được thì tốc độ đọc càng tăng. Như vậy bạn nên nhóm các từ lại thành một nhóm tùy theo văn cảnh. Ví dụ, giả sử bạn đọc được câu, “Anh ta nói điều gì đó,” rất dễ dàng để ghép các từ câu này thành một nhóm, sau đó bạn chuyển sang câu tiếp theo. Giả sử bạn đọc được câu,”không có gì là phóng đại khi nói rằng hầu như bất kỳ người nào cũng có thể tăng gấp đôi tốc độ đọc trong khi vẫn duy trì được khả năng hiểu thông tin như trước hoặc thậm chí cao hơn.” Nếu tôi muốn nhóm các từ trong câu trên thành các nhóm, tôi sẽ nhóm như sau,”không có gì là phóng đại khi nói rằng hầu như bất kỳ một người nào…. cũng có thể tăng gấp đôi tốc độ đọc…trong khi vẫn duy trì được khả năng hiểu thông tin như trước hoặc thậm chí cao hơn.” Bằng cách nhóm như thế là bạn đã tăng được tốc độ đọc. Tóm lại là chúng ta sẽ tăng số lượng từ trong một lần nhìn và sẽ nhóm chúng lại tùy theo ngữ cảnh.
Bước thứ hai là chúng ta sẽ sửa tật đọc đi đọc lại. Để mắt không nhìn lại những câu đã đọc mà chuyển ngay sang câu tiếp theo thì bạn nên dùng đầu ngón tay hoặc đầu bút để định hướng cho mắt.
Bước thứ ba là tránh đọc nhẩm. Bạn phải đọc với tốc độ đủ nhanh sao cho bạn sẽ không có thời gian để “nghe lại” từ vừa đọc ở trong đầu.
Bước thứ tư là bỏ các hành động thừa khi đọc như: búng ngón tay, di chuyển sách, gõ bút, rung chân..v..v..
Cuối cùng bạn cũng cần phải luôn ghi nhớ là không phải bạn luôn đọc với cùng một tốc độ. Khi bạn đọc đến những đoạn mà bạn cảm thấy băn khoăn thì bạn cần giảm số lượng từ trong một lần quét mắt, nhóm chúng vào những nhóm nhỏ hơn, nhờ đó bạn có thể hiểu chúng rõ ràng hơn. Với những đoạn dễ “tiêu hóa” hơn thì bạn hãy đẩy tốc độ đọc lên cao nhất có thể.
Tổng kết lại, để đọc nhanh hơn chúng ta sẽ không được đọc đi đọc lại, không đọc nhẩm và phải tăng tầm quét của mắt (tăng số lượng từ trong một lần nhìn). Bạn cần phải tập trung trước hết vào ý nghĩ “mình sẽ đọc nhanh hơn.” Sự hiểu và tiếp thu thông tin sẽ đến sau. Hãy luyện đọc mà không quá bận tâm đến việc hiểu. Bộ não của bạn có thể sẽ mất từ 10 đến 15 ngày để làm quen với tốc độ đọc mới. Khi bạn đã làm quen được với phương pháp đọc mới này, bạn sẽ thấy được sự khác biệt to lớn mà nó tạo ra.

Nguồn bài viết: kienthucbay

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét